Các Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất 2023 được yêu thích toàn cầu

Gợi ý các xu hướng thiết kế nội thất 2023 được yêu thích nhất
Ngày đăng : 05/01/2022 | Ngày cập nhật : 07/12/2022
  Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Hiện nay nhiều gia đình đang lên ý tưởng để xây dựng cho gia đình mình những căn nhà đẹp. Lúc này xu hướng thiết kế nội thất 2023 là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy những phong cách nào sẽ lên ngôi trong năm 2023. Liệu rằng có giữ lại những nét thiết kế của năm 2023 đã qua. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nhận định xu hướng thiết kế nội thất năm 2023

Nếu như trước kia đa phần người dùng sẽ thích những gì long lanh, rườm rà và nhiều chi tiết thì đến nay việc lựa chọn cho mình những gì đơn giản nhất luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. 

Bỏ qua những quy chuẩn về thiết kế nội thất trước kia như màu sắc có hợp phong thủy hay không? Đồ đạc có đặt đúng hướng hay không? Hay việc thiết kế đồ nội thất theo chuẩn mệnh của tường người. Thì đến nay việc nội thất phải phù hợp với sinh hoạt của từng gia đình sẽ được đề cao. 
 
xu hướng thiết kế nội thất năm 2022
Tìm hiểu các xu hướng nội thất năm 2023

TOP 5 xu hướng thiết kế nội thất 2023 đừng nên bỏ lỡ

Phong cách Minimalist - Xu hướng nội thất 2023 giữ vững "ngôi vương"

Đây là xu hướng thiết kế nội thất 2023 được nhiều người lựa chọn vào năm 2023 nhưng hứa hẹn sẽ đạt “cực thịnh” vào năm 2023. Có thể hiểu đây là phong các thiết kế nội thất tối giản mọi chi tiết. Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn. 

Khi lựa chọn phong cách thiết kế này bạn sẽ thấy không gian sống trở nên thoáng mát và hài hòa hơn bao giờ hết. Nhiều người còn nhận định có thể phong cách này lấy cảm hứng từ cuốn sách “ Lối sống tối giản của người Nhật”. Và đúng như lời nhận định, Minimalist có xuất xứ từ Nhật Bản và đến nay đã lan rộng ra hầu khắp các đất nước ở châu  Âu.

Màu sắc nội thất trong phong cách Minimalist thường là gam màu đơn sắc như trắng, đen, vàng pastel, xanh pastel. Xu hướng dùng gạch khổ lớn lát nền vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.
xu hướng thiết kế nội thất theo phong cách tối giản
Xu hướng nội thất năm 2023 vẫn theo phong cách tối giản Minimalist 

Xu hướng thiết kế nội thất 2023 - Phong cách Retro hoài cổ 

Có thể coi đây là một khía cạnh khác của phong cách thiết kế nhà ở kiểu Bắc  Âu. Tuy nhiên nếu Scandinavian là phong cách hiện đại thì Retro lại mang phong cách hoài cổ. Bạn có thể tìm thấy những ngôi nhà, biệt thự có thiết kế này tại Hà Nội, Đà Lạt, Lâm Đồng…Đây là những nơi có thời tiết, môi trường và khí hậu phù hợp để ứng dụng phong cách này. 

Ngày nay, nội thất retro là sự kết hợp giữa thiết kế cổ điển và các yếu tố hiện đại. Retro mang đến nét hoài cổ nhưng không quá rườm rà mà nhẹ nhàng, chân thực. 

Trong Retro màu được sử dụng phổ biến đó là xanh lam và đỏ đô. Nó thể hiện gia chủ có cá tính mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng tao nhã và lịch sự. Ngoài ra, nếu là người thích sự nhẹ nhàng bạn cũng có thể dùng những gam màu pastel cho công trình của mình. 
xu hướng nội thất 2022 retro
Xu hướng nội thất 2023 theo phong cách retro hoài cổ

Xu hướng thiết kế nội thất 2023 theo phong cách Georgian lên ngôi

Nếu bạn là người am hiểu lịch sử thì có lẽ cụm từ Georgian sẽ không có gì xa lạ. Lịch sử nhắc cho chúng ta nhớ đến thời kỳ phục hưng với những đường nét thiết kế nội thất vô cùng đặc trưng.  Chúng chịu sự ảnh hưởng từ 2 đất nước đó là Hy Lạp và Ý sau đó mở rộng ra Trung Quốc và ngày nay là một số nước ở chậu Á, trong đó có Việt Nam. 

Nổi bật của Georgian đó chính là phần màu kem nhạt tinh tế, màu hồng đậm cá tính được phối với nhau trên từng phần của ngôi nhà. Đôi khi nó chỉ là một góc nhỏ nhưng cũng có thể là cả một mảng tường lớn. Nhiều người còn thích nhấn nhá cho không gian bởi những cánh cửa sơn màu hay những tấm rèm chắn với tông màu đậm. 

Đồ nội thất có sử dụng chất liệu gỗ và kim loại được chạm khắc, mạ vàng. Nó thể hiện cho khách thấy gia chủ là người quý tộc, thích sự tinh tế. Điểm đặc biệt của phong cách này đó là chiếc lò sưởi được bố trí tại trung tâm của phòng khách.
xu hướng nội thất 2022 dep
Phong cách thiết kế Georgian  - Xu hướng nội thất 2023 đẹp được yêu thích

Phong cách thiết kế nội thất nhà ở kiểu công nghiệp 

Nhiều năm trở lại đây, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những bức tường thô, ốp gỗ tự nhiên hay chỉ đơn giản là tường bê tông mộc tại nhiều công trình. Đây giống như những công xưởng được giả lập mang sự tinh tế và cuốn hút. Đối với nhiều người, phong cách này phản ánh tính cách bụi bặm, cá tính và không muốn màu mè. 

Xu hướng thiết kế nội thất 2023 kiểu công nghiệp đa phần sẽ sử dụng gam màu trầm, tối kết hợp với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn. Tuy nhiên điểm yếu của phong cách này đòi hỏi gia chủ phải sở hữu một không gian sống có diện tích lớn. Và hiển nhiên hãy gạt bỏ hết những ý kiến của người ngoài về một không gian sống truyền thống nhé. Vì phong cách này khá bụi bặm và không phải ai cũng “dũng cảm” để thử nó đâu. Các mẫu gạch giả xi măng là vật liệu lý tưởng để mang xu hướng này vào nhà.
xu hướng thiết kế nội thất nhà ở 2022
Xu hướng thiết kế nội thất nhà ở 2023 kiểu công nghiệp

Sử dụng vật liệu hữu cơ thân thiện môi trường, kháng khuẩn 

Bạn đã từng nghe đến thực phẩm hữu cơ, thế còn vật liệu hữu cơ dùng trong nội thất nhà ở thì sao?

Đây cũng là từ khóa nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Khi yếu tố sức khỏe được đặt lên hàng đầu thì đa phần những gì từ tự nhiên sẽ luôn được ưa chuộng. Thay vì sử dụng gỗ, nhựa hay vật liệu công nghiệp thì tre, nứa, lá cây sẽ có thể được sử dụng nhiều trong tương lai. Nó được xem như bước phát triển có tính sáng tạo mang con người về với những giá trị bền vững trong tương lai. Vật liệu xây dựng hữu cơ có khả năng tái chế nên thân thiện với môi trường.
xu hướng thiết kế nội thất 2022
Xu hướng thiết kế nội thất 2023 sử dụng vật liệu hữu cơ, kháng khuẩn
Trên đây là những xu hướng thiết kế nội thất 2023 mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Đây là những nhận định dựa trên sự quan sát và tổng hợp ý kiến của nhiều kiến trúc sư hiện nay. Nếu bạn yêu thích phong cách thiết kế nào, hãy lựa chọn cho mình nhé. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây